xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định các chất có trong nước tiểu và nồng độ của nó từ đó phát hiện ra được 1 số bệnh lý như: viêm đường tiết niệu, tiểu đường, bệnh lý của thận.

Xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất của cơ thể, bởi phần lớn các chất cặn bã của cơ thể được đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu.

Xem thêm:

Những trường hợp cần xét nghiệm nước tiểu:

  • Trường hợp khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, người lao động (Danh mục bắt buộc xét nghiệm cùng với máu)
  • Kiểm tra khi có các triệu trứng: Đau bụng, đau lưng, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu có máu (nước tiểu có màu hồng nhạt)
  • Đánh giá quá trình điều trị bệnh nhân tiểu đường, bệnh lý về thận
  • Thử thai, khám thai định kỳ
  • Sàng lọc các chất gây nghiện qua xét nghiệm nước tiểu.
  • Bệnh nhân cần phẫu thuật.

Các phương pháp xét nghiệm nước tiểu

Hiện tại có 3 phương pháp phổ biến áp dụng để xét nghiệm nước tiểu.

Phương pháp trực quan

Là phương pháp quan sát màu sắc nước tiểu.

Người khỏe mạnh nước tiểu thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách và trong.

Ở một số trường hợp bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh lây qua đường tình dục… nước tiểu thường đục, có bọt, màu hồng có lẫn máu.

Qua kính hiển vi

Các chuyên gia sẽ soi nước tiểu trong phòng xét nghiệm dưới kính hiển vi, qua đó có thể quan sát được bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn, vi trùng, mảnh tế bào…

Bằng que thử

Các bác sỹ dùng que thử để xác định các thành phần có trong nước tiểu.

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu

Có 10 chỉ số thông thường khi xét nghiệm bằng que thử như sau:

SG (trọng lượng riêng)

Chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025

Ý nghĩa: là dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu đặc hay loãng, tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong đái tháo nhạt, tỷ trọng thấp kéo dài thường gặp trong bệnh suy thận.

LEU hay BLO (tế bào bạch cầu)

Chỉ số bình thường: Âm tính

Ý nghĩa: phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, chỉ số LEU (dương tính) thường có các biểu hiện như tiểu rắt, tiểu buốt.

NIT (Hợp chất ro vi khuẩn gây ra)

Chỉ số bình thường: Âm tính

Ý nghĩa: phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, nếu (dương tính) là có nhiễm trùng nhất là vi khuẩn E.coli

UBG

Chỉ số bình thường: Không có hoặc 3.5 – 17 mmol/L (tùy máy xét nghiệm)

Ý nghĩa: là dấu hiệu bệnh lý về gan và túi mật như xơ gan, viêm gan…

PRO (Protein)

Chỉ số bình thường: Âm tính

Ý Nghĩa: Xét nghiệm đánh giá các bệnh lý về thận; viêm cầu thận, viêm đài bể thận và tiền sản giật.

Độ PH (độ acid)

Chỉ số bình thường: từ 4.6 – 8

Ý nghĩa: đánh giá độ acid của nước tiểu từ đó hướng đến một số bệnh như nếu độ PH tăng có nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, Độ PH giảm trong bệnh tiểu đường, tiêu chảy mất nước.

BLD (Hồng cầu)

Chỉ số bình thường: Âm Tính

Ý nghĩa: hồng cầu niệu cho thấy nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hay xuất huyết bàng quang bướu thận.

KET (chỉ số Ketone)

Chỉ số bình thường: từ 0.25- 0.5 mmol/L

Ý nghĩa: hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ có thai thiếu dinh dưỡng đồng thời dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.

Bill (chỉ số Bilirubin)

Chỉ số bình thường: Âm Tính (Không có)

Ý nghĩa: nếu Bilirubin có trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương.

GLU (chỉ số glucose)

Chỉ số bình thường: không có hoặc có ít trong phụ nữ có thai

Ý nghĩa: đường có trong nước tiểu là dấu hiệu thường gặp trong bênh nhân tiểu đường cũng được tìm thấy trong các bệnh nhân thận bị tổn thương hoặc bị bệnh. Trường hợp bạn ăn nhiều đồ ngọt trước khi xét nghiệm nước tiểu mà cho kết quả (dương tính), bạn nên kiểm tra lại lần 2 để có kết quả chính xác.

Một số lưu ý trước khi xét nghiệm nước tiểu

Để có kết quả chính xác nhất bạn nền ngừng uống một số loại thuốc, đồ ăn quá ngọt và một số thực phẩm như củ dền, thanh long. Tránh làm ảnh hưởng đến màu sắc và kết quả của nước tiểu.

Trường hợp bạn đang trong chu kỳ kinh nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Có thể uống nước lọc nhưng không nên uống quá nhiều tránh gây loãng nước tiểu.

Vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy nước tiểu.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo. Các trường hợp bệnh lý cần được khám và điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Posted In :