Quy định về khám sức khỏe cho nhân viên dịch vụ ăn uống

Khám sức khỏe dịch vụ ăn uống: Đảm bảo sức khỏe cộng đồng

Trả lời yêu cầu tư vấn của Mr Lê Đình Phát – Hà Nội.

Tôi có 02 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Cho tôi biết các quy định về khám sức khỏe cho nhân viên làm trong nhà hàng của tôi.

Chào bạn, việc đảm bảo sức khỏe cho nhân viên làm việc trong cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống là vô cùng quan trọng. Không chỉ để tuân thủ pháp luật mà còn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là những quy định & nội dung khám sức khỏe cho nhân viên làm việc tại nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống của bạn.

Có thể bạn cũng cần:

Quy định khám sức khỏe dịch vụ ăn uống, nhà hàng

Đối tượng:

Tất cả nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến, phục vụ thực phẩm tại cửa hàng. Bao gồm đầu bếp, phụ bếp, nhân viên phục vụ (nếu có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm). Cần được khám theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010. Kiểm tra bệnh truyền nhiễm theo quy định của Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Kết hợp với nội dung khám theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT.

Với các nhân viên hành chính, không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Khám sức khỏe định kỳ theo quy định chung của Thông tư số 32/2023/TT-BYT. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Tần suất:

Theo quy định của Luật An toàn lao động 2015. Tất cả nhân viên cần được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét việc tăng tần suất khám nếu có nguy cơ cao về lây nhiễm bệnh tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Nội dung khám sức khỏe cho cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống

Khám sức khỏe cho nhân viên ngành dịch vụ ăn uống cần tập trung vào việc phát hiện các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường thực phẩm. Nội dung khám là sự kết hợp bởi Luật An toàn thực phẩm 2010, nghị định 155/2018/ND-CP và Thông tư số 32/2023/TT-BYT bao gồm:

Các nội dung khám cho tất cả CBNV:

  • Khám thể lực: Kiểm tra các chỉ số cơ bản như huyết áp, cân nặng, đo chỉ số BMI
  • Khám lâm sàng tổng quát: Khám các chuyên khoa Nội, Ngoại – Da liễu, Mắt, TMH, Răng, Sản phụ khoa – khám lâm sàng vú.
  • Xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm công thức máu, XN Đường máu, Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp x-quang tim phổi thẳng

Các nội dung khám & kiểm tra bệnh truyền nhiễm:

Nội dung này được khuyến cáo làm riêng cho khối nhân viên tiếp xúc, chế biến thực phẩm:

  • Xét nghiệm viêm gan A, E
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra ký sinh trùng đường ruột.

Giấy khám sức khoẻ làm việc trong nhà hàng ở đâu cấp?

Thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe

Theo quy định của Thông tư số 32/2023/TT-BYT, thì các cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đều có thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe cho người lao động. Nhưng để được chăm sóc tốt nhất cho dịch vụ mà khách hàng trả chi phí. Bạn có thể đến các cơ sở y tế tư nhân để được phục vụ chu đáo.

Để làm giấy khám sức khỏe thông tư 32 cho dịch vụ ăn uống. Bạn có thể xem chi tiết bài viết:

Dịch vụ khám An toàn thực phẩm thẻ xanh cho CBNV nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội

Hồ sơ và giấy chứng nhận khám sức khỏe Thông tư 32 cho dịch vụ ăn uống

Sau khi khám sức khỏe, người lao động sẽ được cấp giấy chứng nhận & phân loại sức khỏe.

Với nhóm người lao động làm thêm nội dung kiểm tra bệnh truyền nhiễm được cấp thẻ xanh chứng nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm (nếu khỏe mạnh). (Khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm).

Bản tổng hợp sức khỏe theo quy định của Thông tư số 32/2023/TT-BYT (với KH doanh nghiệp)

Bạn cần lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên để phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan quản lý khi cần.

Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức và chi trả chi phí khám sức khỏe cho nhân viên định kỳ hàng năm.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng nhân viên của mình tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo rằng, chỉ có người đủ tiêu chuẩn sức khỏe mới được sản xuất, chế biến thực phẩm.

Nếu đang trong quá trình làm việc, nhân viên của bạn bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Cần được cách ly tạm thời ra khỏi bộ phận sản xuất, chế biến thực phẩm cho đến khi khỏi hẳn.

Lưu ý

Hãy luôn cập nhật các quy định mới nhất từ Bộ Y tế và các cơ quan quản lý địa phương để đảm bảo tuân thủ đầy đủ.

Việc khám sức khỏe định kỳ không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cách để bạn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của nhân viên và uy tín của cửa hàng.

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên dịch vụ ăn uống là biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa dịch bệnh và xây dựng niềm tin cho khách hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm rõ những quy định về khám sức khỏe trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống & quản lý sức khỏe cho nhân viên tại cửa hàng của mình.

Posted In :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *