Căn cứ vào Nghị Định 155/2018/NĐ-CP: Khám sức khỏe thẻ xanh là một thủ tục bắt buộc đối với người lao động làm việc trong ngành thực phẩm. Việc này giúp đảm bảo sức khỏe của người lao động và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm lây lan qua thực phẩm.
Thẻ xanh an toàn thực phẩm là gì?
Thẻ xanh là giấy chứng nhận sức khỏe được cấp cho người lao động làm việc trong ngành thực phẩm. Mục đích của khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm (ATTP) để xác nhận rằng người lao động đã được kiểm tra sức khỏe định kỳ và không mắc các bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua thực phẩm.
Để có được giấy chứng nhận thẻ xanh, người lao động làm việc trong lĩnh vực thực phẩm cần khám sức khỏe tại các cơ sở y tế với các nội dung theo quy định của Nghị định 155/2018/ND-CP và Thông tư số 32/2023/TT-BYT.
Tại các cơ sở y tế, dịch vụ khám này được gọi là: Khám thẻ xanh Thông tư 32 hoặc khám thẻ xanh an toàn thực phẩm Thông tư 32.
Xem thêm:
Đối tượng nào cần khám sức khỏe thẻ xanh?
Tất cả người lao động làm việc trong ngành thực phẩm, bao gồm:
- Người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm
- Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Người làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể
Khám sức khỏe an toàn thực phẩm để cấp thẻ xanh gồm những gì?
Từ năm 2024. Nội dung khám sức khỏe cho người làm việc trong lĩnh vực thực phẩm thực hiện theo quy định của Nghị Định 155/2018/NĐ-CP và Thông tư số 32/2023/TT-BYT. Theo quy định này, nội dung khám sức khỏe an toàn thực phẩm bao gồm:
- Khám lâm sàng tổng quát các chuyên khoa (Nội, Ngoại – Da liễu, Mắt, TMH, RHM, Sản & khám lâm sàng vú)
- Xét nghiệm máu: (Công thức máu; Đường máu; Viêm gan A; Viêm gan E,…)
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm dịch âm đạo (soi tươi – nữ đã kết hôn)
- Xét nghiệm phân
- Chụp X-quang tim phổi
Tại Phòng khám Đa khoa Việt Hàn. Sau khi hoàn tất các thủ tục khám để lấy thẻ xanh ATTP. Nếu bạn đủ điều kiện sức khỏe theo quy định. Bạn được cấp các giấy tờ bao gồm:
- Giấy chứng nhận thẻ xanh (Có ảnh và dấu giáp lai)
- Hồ sơ khám sức khỏe an toàn thực phẩm theo mẫu số 03, Phụ lục XXIV, Thông tư số 32/2023/TT-BYT. (Hồ sơ khám thẻ xanh Thông tư 32)
- Bảng tổng hợp kết quả khám sức khỏe (Chỉ dành cho đoàn khám cơ quan, doanh nghiệp)

Khám sức khỏe thẻ xanh ở đâu?
Bạn có thể khám thẻ xanh Thông tư 32 tại các cơ sở y tế sau:
- Bệnh viện đa khoa
- Trung tâm y tế quận, huyện…
- Các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân được cấp phép khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe.
Để được hỗ trợ & chăm sóc tốt nhất cho nhu cầu của bạn. Bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế uy tín sau ở Hà Nội:
- Phòng khám Đa khoa Việt Hàn
- Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
- Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn
- Hệ thống phòng khám của Medlatec.
- Bệnh viện Giao thông vận tải
Phòng khám Đa khoa Việt Hàn cung cấp gói dịch vụ KSK thẻ xanh an toàn thực phẩm cho nhân viên khối F&B. Khám & trả kết quả ngay trong ngày. Thủ tục khám nhanh chóng, kết quả thực hiện chính xác. Bạn có thể đăng ký KSK thẻ xanh ATTP ở PKDK Việt Hàn tại đây: https://pkviethan.com
Khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm bao nhiêu tiền?
Phòng khám Đa khoa Việt Hàn cung cấp gói dịch vụ khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm Thông tư 32/2023/TT-BYT cho người lao động khối F&B với giá từ 600.000 đ – 700.000 đ/người. (đơn giá phụ thuộc vào giới tính & tình trạng hôn nhân của người đến khám). Chi tiết đơn giá:
Bảng giá dịch vụ KHÁM THẺ XANH THÔNG TƯ 32
STT | GÓI KHÁM | ĐƠN GIÁ |
1 | Khám thẻ xanh Thông tư 32 cho CBNV nữ (chưa kết hôn) | 600.000 đ |
2 | Khám thẻ xanh Thông tư 32 cho CBNV nữ (đã kết hôn) | 700.000 đ |
3 | Khám thẻ xanh Thông tư 32 cho CBNV nam | 600.000 đ |
Xem chi tiết nội dung khám: Danh mục khám an toàn thực phẩm thẻ xanh Thông tư 32
Lưu ý: Chi phí khám sức khỏe thẻ xanh sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ sở y tế và danh mục khám mà bạn lựa chọn. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế nơi bạn khám để biết thêm chi tiết.
Quy trình khám sức khỏe thẻ xanh
Quy trình khám sức khỏe thẻ xanh bao gồm các bước sau:
- Đăng ký khám sức khỏe: Tại Hà Nội, bạn có thể đăng ký khám tại Phòng khám đa khoa Việt Hàn. Kết quả sẽ được trả ngay sau khi khám xong. Thông thường, mất khoảng 60 phút để nhận được giấy chứng nhận thẻ xanh.
- Khám lâm sàng tổng quát các chuyên khoa.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu
- Nhận kết quả khám sức khỏe
- Nhận giấy chứng nhận thẻ xanh và hồ sơ khám sức khỏe Thông tư 32
Lưu ý khi đi khám
- Tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế được cấp phép khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe.
- Mang theo giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD); mang theo ít nhất 02 ảnh thẻ 4x6cm nền trắng để dán vào hồ sơ KSK và giấy chứng nhận thẻ xanh.
- Nhịn ăn sáng trước khi lấy máu xét nghiệm.
Khám sức khỏe thẻ xanh là một thủ tục quan trọng và cần thiết đối với người lao động trong ngành thực phẩm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Trả lời