Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm chức năng thận: Ure và Creatinine

Thận là cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng lọc, tái hập thụ và bài tiết các chất. Để xét nghiệm chức năng thận cần làm các xét nghiệm máu (ure, creatinine) và xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp dựa trên siêu âm thận và hình ảnh x-quang thận tiết niệu để đánh giá.

Xét nghiệm chức năng thận (ure; creatinine)

Xét nghiệm Ure máu

Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Ure luôn có trong máu, được lọc qua cầu thận và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Hình ảnh ống xét nghiệm

Cụ thể nếu thận khỏe mạnh hầu hết ure sẽ được đào thải qua đường nước tiểu và  giữ lại một ít trong máu. Ngược lại, nếu thận không khỏe thì sẽ gặp khó khăn trong việc loại bỏ ure.

Cho nên xét nghiệm ure được dùng để đánh giá chức nặng thận và theo dõi các bệnh về thận.

Chỉ số ure bình thường là:

  • Trong máu: 2.6 – 8.3 mmol/l
  • Trong nước tiểu dao động trong khoảng: 166 – 581 mmol/24 h

Ure máu tăng trong trường hợp ăn quá nhiều protein (nhiều thịt), viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận, mất nước do tiêu chảy…

Ure máu giảm trong trường hợp ăn quá ít protein (ít thịt), phụ nữ có thai, truyền dịch…

Xét nghiệm Creatinine máu

Creatinine là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và thận duy trì Creatinine trong máu ở một nồng độ hằng định nên nồng độ của Creatinine phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

Chỉ số Creatinine bình thường thay đổi theo độ tuổi, giới tính cụ thể:

  • Nam: 62-130 µmol/l
  • Nữ: 53- 110 µmol/l
  • Người già: nồng độ Creatinine thường thấp hơn người trưởng thành

Trường hợp nồng độ creatinine trong máu cao nghĩa là cơ thể đang có rối loạn chức năng thận. Đó là dấu hiệu cảnh bảo nguy cơ mắc các bệnh lý về thận như: viêm cầu thận, viêm đài bể thận, viêm thận.

Trường hợp nồng độ creatinine thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu các bệnh lý về gan hoặc phụ nữ có thai, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, có thể dựa vào chỉ số creatinine máu để đánh giá mức độ suy thận theo từng mức cụ thể:

  • Chỉ số creatinine dưới 130 mmol/l – suy thận độ I
  • Chỉ số creatinine 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II
  • Chỉ số creatinine 300 – 499 mmol/l – suy thận độ III a
  • Chỉ số creatinine 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b
  • Chỉ số creatinine trên 900 mmol/l – suy thận độ IV

Xét nghiệm ure, creatinine khi nào

Nhìn chung các bệnh lý về thận thường diễn ra âm thầm khó phát hiện, một vài triệu chứng như sau bạn nên để ý và chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ:

  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Tay chân phù, nề
  • Những người mắc bệnh tiểu đường
  • Ngoài ra có thể xét nghiệm ure, creatinine khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Xem thêm:

Bài viết chỉ mang tính tham khảo. Các bệnh lý về thận cần được tư vấn, khám và chữa bệnh bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Posted In :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *